Xin chào mọi người, mình là Luật sư Minh Hải hiện đang CEO công ty tnhh Luật Minh Hải. Công ty chúng tôi có 2 mảng dịch vụ chính đó là Luật và kế toán. Trong bài viết này mình xin giới thiệu tới các bạn dịch vụ rất nổi bật của cúng tôi “dịch vụ thành lập công ty”. Hi vọng mọi người ai có nhu cầu khởi nghiệp hay có ý định mở rộng kinh doanh hãy ủng hộ dịch vụ của Hải nhé!

Dịch vụ thành lập công ty của Luật Minh Hải mang đến giải pháp tối ưu cho các cá nhân và tổ chức có mong muốn khởi nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu pháp luật, chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói, hỗ trợ bạn hoàn tất mọi thủ tục thành lập một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Sau đây mình sẽ nói qua một ít thông tin về việc thành lập công ty cũng như dịch vụ của chúng tôi để bạn nắm bắt rõ hơn nhé!

Trước hết khi muốn mở công ty bạn cần biết những vấn đề sau

Rất nhiều bạn tìm đến Hải để hỏi về dịch vụ thành lập công ty nhưng rất ít người biết được hết quá trình để mở công ty như thế nào, hồ sơ thủ tục ra sao, các yếu tố cần và đủ như thế nào. Thế nên Hải sẽ nói chi tiết các vấn đề trong bài viết này cho bạn bạn hiểu rõ hơn ha.

Đầu tiên là vấn đề về loại hình công ty

Về loại hình hiện tại ở nước mình có 4 loại hình tiêu biểu: công ty trách nhiệm hữu hạn (sau này Hải sẽ viết tắt lad công ty tnhh); thứ hai là công ty cổ phần; thứ 3 là công ty hợp danh và thứ tư là doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty tnhh

Với loại hình này nó được chia thành 2 loại hình nhỏ nữa đó là công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên.

  • Với công ty tnhh 1 thành viên: Nếu bạn kinh doanh 1 mình thì đây là loại hình rất phù hợp với bạn
  • Với loại hình công ty tnhh 2 thành viên: Đây là loại hình được xem là tối ưu nhất hiện nay -> Vì nó làm giấy tờ khá đơn giản, nó được tối ưu về thuế rất có lợi cho việc kinh doanh về sau của bạn. Loại hình này giành cho những ai có 2 người góp vốn trở lên.

Đối với công ty cổ phần

Rất nhiều người hỏi mình là loại hình này với loại hình công ty tnhh 2 thành viên trở lên khách gì nhau?

Tất nhiên là khách rồi các bạn!

  • Cái khách thứ nhất là số thành viên tham gia góp vốn: Công ty TNHH 2 thành viên có tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức. Công ty cổ phần có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa
  • Cái khác thứ 2 công ty cổ phần các cổ đông có thể huy động vốn với nhau rất dễ dàng còn công ty tnhh 2 thành viên các thành viên tự góp vốn với nhau tạo nên.
  • Và 1 việc nữa bạn lưu ý là cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần phức tạp hơn rất nhiều so với công ty tnhh 2 thành viên.

Đối với công ty hợp danh

Hiện nay loại hình này đã giảm đi rất nhiều so với loại hình công ty tnhh và công ty cổ phần, tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp lựa chọn loại hình này để kinh doanh.

Nói qua một chút về loại hình công ty hợp danh: đây là loại hình bắt buộc phải có ít nhất 2 chủ sở hữu và bạn có thể cho thêm n+ thành viên góp vốn vào cũng được nhé!

Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân

Cách đây 5 – 10 năm thì loại hình này rất phổ biến, nhưng bây giờ cũng giống như công ty hợp danh, đang giảm đi rất nhiều và cực ít người chọn loại hình này.

Một vài đặc điểm về loại hình này như sau: đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Loại hình này khá giống với công ty tnhh 1 thành viên tuy nhiên có một số hạn chế nhất định so với quyền hạn của công ty tnhh 1 thành viên.

Thứ 2 mình nói qua người đại diên pháp luật của công ty

Người đại diện cho công ty là người thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Vì vậy, người đại diện trước hết phải trên 18 tuổi và có đủ năng lực pháp lý theo yêu cầu của pháp luật, không có tiền án tiền sự.

Đặc biệt đối với người nhà nước bạn không được phép đứng tên đại diện hay góp vốn kinh doanh. Ví dụ như: bộ đội, công an, giáo viên…

Thứ 3 mình sẽ nói về tên công ty

Tên công ty của bạn bạn có thể đặt tên bất kì. Tuy nhiên bạn phải lưu ý: không được đặt tên trùng với các doanh nghiệp đã có trước.

Ví dụ như bạn muốn đặt tên công ty là: công ty tnhh Luật Minh Hải.

Hình thức để kiểm tra trùng lặp tên bạn có thể thực hiện cách sau:

Bạn truy cập vào website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx sau đó bạn gõ vào thanh tìm kiếm chữ: “công ty tnhh Luật Minh Hải”.

  • Nếu bạn không thấy 1 tên công ty nào xuuaast hiện thì tên đó của bạn phù hợp
  • Trường hợp xuất hiện một tên khác đã giống như tên bạn dự định thì bắt buộc bạn đặt tên khác

Quy tắc đặt tên doanh nghiệp như sau:

Loại hình công ty + Tên công ty dự kiến của bạn

Ví dụ: bạn muốn đặt tên công ty là Luật Minh hải; Loại hình bạn muốn sử dụng là công ty tnhh => Tên công ty của bạn sẽ là: công ty tnhh Luuaajt Minh Hải

Tương tự, nếu bạn muốn sử dụng loại hình công ty cổ phần => Tên công ty của bạn sẽ là: Công ty cổ phần Luật Minh Hải.

Thứ 4 mình nói qua các ngành nghề kinh doanh

Về ngành nghề kinh doanh hiện tại có 2 mảng chính đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nghành nghề kinh doanh không có điều kiện.

2 vấn đề này Hải sẽ có bài viết liệt kê riêng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện cho bạn tiện theo dõi ha.

Thứ 5 là vấn đề về vốn điều lệ (hay còn gọi là mức vốn ban đầu)

Đối với vốn điều lệ, hiện tại nhà nước mình chưa quy định mức vốn phải để cố định của các công ty là bao nhiêu. Tuy nhiên, dựa vào ngành nghề kinh doanh của mình mà bạn để mức vốn cho phù hợp sau này đỡ phải thực hiện các thủ tục tăng vốn hay giảm vốn.

Ví dụ như bạn kinh doanh ngành nghề đơn giản như tư vấn các loại giấy tờ, hồ sơ thủ tục bạn có thể để mức vốn thấp.

Còn với bạn kinh doanh ngành nghề liên quan đến máy móc nhiều tiền bạn nên để mức vốn cao lên một chút.

Thứ 6 là vấn đề về trụ sở kinh doanh (hay còn gọi là địa điểm kinh doanh)

Về địa điểm kinh doanh ngoài chung cư (không có chức năng thương mại) và tổ hợp nhà xã hội ra thì bạn có thể đăng ký bất kỳ ở đâu. Tuy nhiên bạn lưu ý, địa điểm kinh doanh của bạn phải rõ số nhà, tên đường, tên phường, tên quận/huyện, tên tỉnh/thành phố nơi bạn sinh sống.

Ok rồi phải không ạ.

Qua những vấn đề Hải liệt kê ở trên bạn có thể hình dung ra để mở một công ty bạn cần phải có những yếu tố gì rồi phải không ạ?

Tiếp theo Hải sẽ tiếp tục nói về vấn đề hồ sơ, thủ tục để có thể thành lập công ty

Đến giai đoạn này thì Hải phải nói trước là đây là giai đoạn phức tạp nhất, nếu bạn biết một chút về pháp lý thì rất dễ dàng, còn bạn là người mới tìm hiểu chưa biết gì thì quá trình tự làm là rất khó khăn. Tuy nhiên Hải sẽ cố gắng hướng dẫn cho các bạn có nhu cầu tự làm có cái nhìn đơn giản nhất.

Trước hết là vấn đề chuẩn bị bộ hồ sơ

Tuy là nhiều loại hình nhưng hồ sơ thì lại giống nhau, bạn có chọn loại hình 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, cổ phần…hay loại hình nào đi nữa thì bộ hồ sơ cũng như nhau, cụ thể bạn cần chuẩn bị:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  5. a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  6. b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  1. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong quá trình bạn điền vào hồ sơ có gì không hiểu cứ liên hệ trực tiếp Hải hướng dẫn cho nhé, tránh trường hợp điền sai bị ra thông báo lại phải tiến hành lại từ đầu rất mất thời gian.

Tiếp theo bạn tiến hành nộp hồ sơ

Để nộp hồ sơ hiện tại bạn có 2 cách hoặc đến nộp trực tiếp tại sở kế hoạc & và đầu tư của tỉnh bạn đang sinh sống hoặc bạn nộp bằng hình thức online.

Đối với trường hợp nộp trực tiếp bạn cứ đến sở kế hoạch đầu tư các nhân viên ở đó sẽ hỗ trợ bạn điền thông tin.

Trường hợp bạn muốn nộp trực tiếp trên mạng bạn thực hiện qua các bước sau: