Quy phạm của pháp luật là gì cho ví dụ về tính quy phạm pháp luật

Quy phạm của pháp luật là gì cho ví dụ

Quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của pháp luật, cụ thể là những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc với tất cả mọi người và được đảm bảo thực hiện bởi các chế tài của Nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc 4 nội dung quan trọng nhất về quy phạm của pháp luật là gì cho ví dụ về tính quy phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật, thể hiện một phần của pháp luật. Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực xã hội mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân và được ban hành hoặc thừa nhận bởi Nhà nước. 

Quy phạm pháp luật cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Thông qua quy phạm pháp luật, mọi người dân sẽ biết được hành vi nào được thực hiện, hành vi nào bị cấm không được thực hiện.

Bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật

Về nguyên tắc chung, quy phạm pháp luật được cấu thành bởi 3 bộ phận là giả định, quy định, và chế tài. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi quy phạm pháp luật đều bao gồm đủ cả 3 bộ phận này.

Bộ phận giả định

Giả định là bộ phận nêu rõ những hoàn cảnh, điều kiện, tình tiết mà cá nhân hoặc tổ chức có thể gặp trong cuộc sống và trong hoàn cảnh, điều kiện này, cá nhân hoặc tổ chức cần phải xử sự theo các quy định trong quy phạm pháp luật. Giả định càng sát với thực tế cuộc sống thì quy phạm mới dễ áp dụng sát với thực tiễn và phát huy tác dụng thiết thực nhất.

Bộ phận quy định

Đây là phần nêu rõ cá nhân, tổ chức xử sự như thế nào khi gặp trường hợp nói ở phần giả định, đồng thời nêu rõ quyền lợi được hưởng. Quy định là bộ phận cơ bản của quy phạm pháp luật, tất cả quy phạm pháp luật đều có bộ phận này. Không có quy định thì không thành quy phạm pháp luật.

Quy định phải thể hiện đúng đắn, chính xác ý chí của Nhà nước, được trình bày càng cụ thể càng tốt để bảo đảm cá nhân, tổ chức không hiểu sai hoặc hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Bộ phận chế tài

Chế tài là bộ phận nêu lên những biện pháp mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng các hành vi được thể hiện ở phần quy định. Chế tài chính là những hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Bộ phận chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với mọi người dân nhằm đảm bảo những quy định của Nhà nước được thực hiện. Có các loại chế tài như: chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự, chế tài hình sự,…

Các loại quy phạm của pháp luật

Phụ thuộc vào từng căn cứ khác nhau mà quy phạm pháp luật được chia thành nhiều loại, cụ thể như sau:

Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh

  • Quy phạm pháp luật hình sự;
  • Quy phạm pháp luật dân sự;
  • Quy phạm pháp luật kinh tế;
  • Quy phạm pháp luật hành chính,…

Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật

  • Quy phạm pháp luật định nghĩa: Định nghĩa một hành vi nào đó.
  • Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Quy định quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia trong các quan hệ xã hội; gồm quy phạm bắt buộc, quy phạm cấm đoán, quy phạm cho phép;
  • Quy phạm pháp luật bảo vệ: Đây là quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế mang tính Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Bộ phận chế tài ở điều luật nào là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật

Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh trong quy phạm pháp luật thì quy phạm của pháp luật được chia thành:

  • Quy phạm pháp luật dứt khoát: Quy định một cách xử sự rõ ràng và dứt khoát.
  • Quy phạm pháp luật tùy nghi: Là quy phạm cho phép cá nhân, tổ chức được lựa chọn cách xử sự phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình để thực hiện quan hệ dân sự.
  • Quy phạm pháp luật hướng dẫn: Là những quy phạm trong đó phần quy định thường đưa ra chỉ dẫn, lời khuyên, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức tự giải quyết những vấn đề nhất định.

Căn cứ vào cách thức trình bày

  • Quy phạm pháp luật bắt buộc: Quy phạm pháp luật có quy định bắt buộc chủ thể phải thực hiện một số hành vi nhất định
  • Quy phạm pháp luật cấm đoán: Quy phạm pháp luật có quy định cấm chủ thể không được thực hiện một số hành vi nhất định
  • Quy phạm pháp luật cho phép: Quy phạm pháp luật có quy định cho phép chủ thể có thể tự xử sự theo khuôn khổ được pháp luật cho phép (thường là những quy định về quyền và tự do).

Ví dụ về quy phạm xã hội

Quy phạm xã hội là các quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội nhất định nhưng không có tính bắt buộc với tất cả mọi người dân. Quy phạm xã hội thường bao gồm những tập quán, tín điều tôn giáo,.. và được Nhà nước công nhận.

Những quy phạm xã hội như tập quán thường không có bộ phận chế tài, kỷ luật hay cưỡng chế thực hiện nhưng đều được mọi người tự giác tuân theo. Nếu không tuân theo hoặc làm trái phong tục tập quán của địa phương, tín điều tôn giáo thì sẽ bị người dân ở địa phương lên án.

Tập quán ở mỗi địa phương, tín điều tôn giáo của mỗi tôn giáo là khác nhau. Do đó mỗi địa phương, mỗi tôn giáo sẽ có cách thức thực hiện những tập quán đó khác nhau mà không bắt buộc áp dụng đối với tất cả mọi người giống như văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ về quy phạm xã hội: Luật tục M’nông quy định hành vi của người đốt rẫy, để cháy sang rẫy của người khác là có lỗi vô ý, phải bồi thường: “rẫy cháy không sạch phải dọn; chòi bị cháy phải đền; không được đòi quá đáng; không được bắt đền to”.

Trên đây là chia sẻ của Luật Sư Nguyễn Minh Hải hiện đang là CEO helloluatsu.com.vn về quy phạm của pháp luật là gì cho ví dụ về tính quy phạm pháp luật. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã đề cập bạn đã hiểu rõ hơn về những bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật, đồng thời luôn luôn tuân thủ pháp luật để quyền lợi luôn được đảm bảo.

luatvaketoan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *