Chiến lược kinh doanh của người Trung Hoa file PDF

Chiến lược kinh doanh của người Trung Hoa

Chiến lược kinh doanh của người Trung Hoa có thể đa dạng tùy thuộc vào loại ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, và mục tiêu cụ thể. Dưới đây là một số chiến lược chung mà nhiều doanh nghiệp Trung Hoa thường áp dụng:

  1. Mở rộng quốc tế: Nhiều doanh nghiệp Trung Hoa đã chú trọng vào việc mở rộng quốc tế để đạt được quy mô lớn hơn và tăng cường danh tiếng toàn cầu. Điều này thường được thực hiện thông qua việc đầu tư vào thị trường quốc tế, hợp tác và thậm chí là mua lại các công ty nước ngoài.
  2. Innovative Technologies: Người Trung Hoa ngày càng tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ 5G, và Internet of Things (IoT). Việc áp dụng công nghệ tiên tiến giúp tăng cường sức cạnh tranh và sáng tạo.
  3. Thị trường nội địa lớn: Với dân số lớn và tăng trưởng kinh tế, thị trường nội địa Trung Quốc rất hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp đặt ưu tiên phát triển và mở rộng trong nước trước khi tập trung vào thị trường quốc tế.
  4. Giá cả cạnh tranh: Nhiều doanh nghiệp Trung Hoa đạt được sự cạnh tranh bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ với giá rẻ mà vẫn giữ chất lượng tốt. Điều này thường liên quan đến khả năng quản lý chi phí sản xuất và quy trình cung ứng hiệu quả.
  5. Hợp tác chiến lược: Hợp tác là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của người Trung Hoa. Họ thường xuyên hợp tác với các đối tác kinh doanh để chia sẻ rủi ro, tận dụng nguồn lực và mở rộng quy mô.
  6. Chú trọng vào thương hiệu: Một số doanh nghiệp Trung Hoa đã đầu tư nhiều vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Điều này giúp họ tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu toàn cầu.
  7. Quản lý rủi ro: Trong bối cảnh thị trường thế giới biến động, quản lý rủi ro là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh. Người Trung Hoa thường có chiến lược đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro và tăng tính ổn định của doanh nghiệp.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số chiến lược chung và mỗi doanh nghiệp có thể có những chiến lược riêng biệt dựa trên điều kiện cụ thể và mục tiêu kinh doanh.

Dowload chiến lược kinh doanh của người trung hoa pdf TẠI ĐÂY

Hoặc mình sẽ vắn tắt 1 đoạn ngắn gọn trong sách chiến lược đã viết như sau:

Cái hay của chiến lược kinh doanh của người trung hoa

Trung Quốc là một nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Việc binh đao đúng là “bất tường chi sự”, nhưng trong cái rủi lại có cái may. Nhờ đánh nhau suốt bao nhiêu thế kỷ, Trung Quốc đã sản sinh ra nhiều nhà chiến lược quân sự tài ba, để lại cho đời sau không ít quyển binh thư mà giá trị của chúng còn hữu dụng đến hôm nay.

Những nguyên tắc binh phấp của Trung Hoa không chỉ có giá trị trong chiến tranh, chúng còn hữu dụng trên các lĩnh vực khác, miễn là trường hợp có đối kháng, tranh chấp quyền lợi, có người được kẻ mất. Bất cứ ai tham gia cũng cần có mưu kế, thủ đoạn, sự quyền biến để chiến thắng, đặc biệt trên lĩnh vực thương trường. Thương trường không khác g’i chiến trường nên những ai biết áp dụng tinh thông các nguyên tắc của binh pháp vào thương trưòng cũng sẽ thu lợi Idn.

Với trên 180 trang sách, quyển Chiến lược kinh doanh của người Trung Hoa của tác giả Đào Chu Công đã trình bày cho người đọc những “case study”. Đây là các trường hợp thành công hay thất bại của những thương gia, các quản lý kinh tế nước Trung Hoa xưa theo một phong cách riêng chưa hề có.

Họ Đào đã dùng truyện tranh để mang đến cho người đọc nhiều bài học về sản xuất kinh doanh, thuật quảng cáo, marketing. Những câu chuyện ngắn gọn của ông rất ít lời, rất ít binh luận, rất ít phân tích. Thế nhưng, chúng đã giúp người đọc, nhất là đối với ai từng lăn lộn trên thương trường và cả những người đang tập tành bước vào “cuộc chiến tranh không súng đạn” có được những bài học sâu sắc, kinh nghiệm quý giá. Từ đó, họ tránh được thất bại và chọn cho mình con đường đúng đắn đi đến thành công. Đào Chu Công đã chứng minh rằng các nguyên tắc binh pháp cổ Trung Hoa được áp dụng thành công như thế nào trên thương trường Trung Hoa xưa. Và sau khi đọc, chủng ta sẽ phải nhìn nhận rằng nhiều nguyên tắc vân còn giữ nguyên glá trị đến ngày nay. Chúng còn là kim chỉ nam cho các doanh nhân hiện đại, mặc cho thế giới đang tiến đến kỷ nguyên toàn cầu hóa và đang được làm phẳng.

Đào Chu Công đã tóm lược các kinh nghiệm thành công trong mười bí quyết:

Khoái (Nhanh nhạy)

9 Tân (Mói lạ)                « Huệ (Lợi nhuận)

9 Diệu (Khéo léo)

9 Tinh (Chất lượng)        9 Kế (Tài tình)

9 Biến (Quyền biến)

9 Kỳ (Bất ngờ)                9 Dạo (Uy tín)

9 Tinh (Thiện chí)

Thật ra, những bí quyết này không lạ. Chúng đã bàng bạc trong các sách giáo khoa dạy về thương mại, tiếp thị, quảng cáo. Giảm giá thành, phi’ tổn, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh là các thuật ngữ hàn lâm hiện đại để nói về những điều đã được hàm súc trong các chữ Tân, chữ Tinh, chữ Huệ, chữ Diệu, chữ Đạo. Bây giờ, người ta nói đến quan hệ giao tế, đến PR (Public Relations), đến thương hiệu, nhưng đối với Đào, một chữ “Tinh” là đủ rồi!

Những truyện bằng tranh súc tích của Đào Chu Công làm người đọc “đi thẳng vào tâm pháp” trực chỉ yếu quyết và “ngộ” ra vấn đề bằng chính trực giác chứ không phải bằng lý luận logic. Mỗi độc giả sẽ hiểu câu chuyện theo “căn cơ” của mình và ứng dụng nó theo nội lực bản thân. Cũng như khi Giác Viễn đại sư đọc khẩu quyết “Cửu Dương thần công” dưới chân Thiếu thất có thiền sư Vô sắc, Quách Tường và Trương Tam Phong cùng nghe. Khẩu quyết chỉ có một, nhưng Kim Dung chỉ ra ràng tùy theo căn co của mình, mỗi người hiểu và áp dụng “Cửu Dương thần công” khác nhau.

Thương trường không phải là nơi dạo chơi của những kẻ lười biếng, ngây thơ, những người làm tư thiện và cũng không phải là chõ dụng võ của những kẻ thiếu trung thực, chuyên lừa đảo. Thương trường có luật chơi đúng đắn mà khắc nghiệt của nó. Những tình huống của Đào Chu Công kể cho chúng ta sự trung thực của thương nhãn như trong chuyện Mạnh Tín mua lại bò cái ốm hay tiệm thuốc Hồ Khánh Dư Đưòng. Trong đó cũng không thiếu những chuyện nói về sự quyền biến, thủ đoạn như chuyện Giấm Chỉ Tử đánh rơi ngọc để mua được giá rẻ, Châu Tiểu Tuyền gạt Patten nhằm thu hồi tượng quý, chuyện vỏ quýt dày, móng tay nhọn… và lời bình luận “Khi thực hiện một vụ mua bán, thương nhân nên sử dụng trí thông minh và tài xoay xở để đạt được lợi thế nhất”.

Cũng dễ hiểu thôi, thương trường không khác chiến trường và chính trường. Nếu “binh bất yếm trá” thi “mua bán cũng phải lọc lừa”. Trong mười nguyên tắc của Đào Chu Công, chỉ có một chữ Đạo mà có tới sáu chữ Kỳ, Diệu, Kế, Biến, Huệ, Tinh. Thương trường cần uy tín và trung thực nhưng cũng cần sự khéo léo, quyền biến và xảo diệu. Người bấn sơn lừa đảo Ngu Phù nhận một kết cục bi thảm, nhưng nếu Giám Chỉ Tử không khôn ngoan đánh rơi ngọc, làm mẻ một miếng thì sao có thể mua được ngọc?

Quyển Chiến luợc kinh doanh của người Trung Hoa (đúng hơn là về nguyên tắc kinh doanh) của Đào Chu Công không kén chọn độc giả. Ai cũng có thể đọc được. Anh sinh viên, bà nội trợ, cậu học sinh ham đọc sách hay một vị cán bộ về hưu muốn giết thì giờ, một thương nhân già dặn trên thương trường hay một vị giáo sư dạy về BA (Business Administration) đều đọc được và có thể thấy được cái hay của nó. Thế nhưng, điều chắc chắn là mỗi ngưòi sẽ thấy mỗi cái hay khác nhau. Cũng giống như tôi, hồi nhỏ đọc Tam quốc diễn nghĩa thấy hay khác, trưởng thành đi làm việc, đọc lại thấy vẫn hay nhưng khác trước. Và môi thòi lại rút ra được những điều thú vị khác nhau. Âu đó cũng là điểm đặc biệt của văn học Trung Quốc.

Vậy để lấy được trọn bộ cuốn sách bạn phải làm thế nào?

Sách chiến lược kinh doanh của người Trung Hoa
Sách chiến lược kinh doanh của người Trung Hoa

Để download trọn bộ file PDF 189 trang các bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuyển khoản phí (30K) vào số TK: 12610000965035 – BIDV – NGUYỄN THỊ LIỆU (Nội dung: PDF_CLKD TQ)

Bước 2: Chụp màn hình gửi qua zalo: 0862662317 (zalo tên Hạ) để nhận file PDF

Xin cảm ơn các bạn đã ủng hộ đội ngũ quản lí website!

5/5 - (1 bình chọn)