Bạn đang muốn học thêm về ngành kế toán quản trị hoặc muốn tìm hiểu về ngành này để phục vụ công việc mà chưa biết kế toán quản trị là gì, chức năng, nhiệm vụ như thế nào thì đừng bỏ lỡ bài viết này của chúng tôi nhé!
- Kế toán thanh toán là gì? công việc của kế toán thanh toán là gì?
- Kế toán nội bộ là gì? làm thế nào để có thể thành kế toán nội bộ?
Kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị đang dần trở thành xu thế mới của ngành kế toán. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận kế toán quản trị.
Tại các nước phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, định nghĩa kế toán quản trị là gì được giải thích như sau:
- “Kế toán quản trị là việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc chuẩn bị những thông tin kế toán để hỗ trợ nhà quản trị xây dựng chính sách, lên kế hoạch và vận hành các hoạt động kinh doanh”. (Học viện Kế toán Quản trị ở London, Anh)
- “Kế toán quản trị bao gồm các khái niệm và phương pháp để lên kế hoạch hiệu quả, phục vụ cho việc lựa chọn các quyết định kinh doanh, kiểm soát và đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp”. (Theo Hiệp hội Kế toán Mỹ).
Một cách dễ hiểu hơn thì kế toán quản trị là vị trí công việc nhằm cung cấp những số liệu thực tế về tình hình quản trị, tài chính và phi tài chính của công ty. Dựa vào những số liệu này, các nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định quản lý và điều hành công ty một cách tối ưu nhất.
Đặc điểm của kế toán quản trị
Vậy là bạn đã hiểu kế toán quản trị là gì, kế toán quản trị có những đặc điểm như sau:
- Dự báo về tương lai, cho phép các nhà quản trị ra quyết định cũng như lên các kế hoạch hành động cho doanh nghiệp mình.
- Phân tích và lý giải doanh thu của doanh nghiệp, tăng trưởng hay thua lỗ và so sánh với những kỳ kế toán trước. Bên cạnh đó, kế toán quản trị còn nghiên cứu sự tác động của các nhân tố vào lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó giúp ban giám đốc hoạch định các kế hoạch cho tương lai.
- Kế toán quản trị cung cấp thông tin dưới dạng sao cho phù hợp nhất với các nhà quản trị mà không dưới dạng đã được quy định như kế toán tài chính.
- Chỉ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị, không đưa ra quyết định cụ thể.
4 chức năng của kế toán quản trị là gì?
Mục tiêu chính của kế toán quản trị là cung cấp thông tin chi tiết về tài chính và thông tin phi tài chính (gọi chung là thông tin quản lý), đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu về quản trị, nhằm phục vụ quá trình quản trị của doanh nghiệp. Vậy chức năng của kế toán quản trị là gì? Dưới đây là chi tiết 4 chức năng chính của kế toán quản trị
Chức năng lập kế hoạch
Kế toán quản trị cung cấp dữ liệu về tài chính, đồng thời đưa ra các dự báo về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dòng tiền vào, dòng tiền ra,… Những thông tin này hỗ trợ các nhà quản lý lên kế hoạch, xây dựng các chính sách nhằm quản trị doanh nghiệp tối ưu nhất. Không những thế, kế toán quản trị còn dự báo tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng và chiều hướng hoạt động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các hành động phù hợp.
Chức năng tổ chức
Kế toán quản trị có chức năng phân bổ hợp lý các nguồn lực cho từng bộ phận thông qua việc lên kế hoạch ngân sách, xác định chi phí cần thiết cho hoạt động của từng bộ phận. Nhờ công việc này, các bộ phận được đảm bảo ngân sạch để quá trình vận hành trơn tru, tạo ra sự đồng nhất giữa các bộ phận.
Hỗ trợ kiểm soát
Dựa vào các số liệu, thông tin quản trị, thông tin tài chính mà kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản lý có thể so sánh công việc thực tế với các tiêu chuẩn đã đặt ra để kiểm soát hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.
Chức năng diễn giải thông tin kế toán
Đôi khi một nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu thông tin, dữ liệu mà kế toán thu thập dưới dạng sơ khai. Chính vì vậy, người làm kế toán quản trị có chức năng diễn giải các thông tin, dữ liệu kế toán mà mình thu thập được một cách logic và dễ hiểu cho các nhà quản trị nắm được và có thể đưa ra các quyết định quản trị chính xác nhất.
Công việc của kế toán quản trị là gì?
Công việc của kế toán quản trị có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô hoạt động lớn – nhỏ, doanh nghiệp nhà nước – tư nhân,… Tuy nhiên theo tính chất chung thì công việc chính của kế toán quản trị như sau:
- Lập, kiểm tra và phân tích báo cáo (báo cáo tài chính, báo cáo quản trị).
- Tập hợp chi phí làm cơ sở tính giá thành cho sản phẩm.
- Hạch toán chi tiết doanh thu.
- Kiểm tra chứng từ liên quan đến Công ty.
- Tổng hợp, phân tích số liệu kế toán để làm báo cáo quản trị.
- Phân tích thông tin kế toán quản trị theo yêu cầu của ban giám đốc.
- Theo dõi, kiểm tra ngân sách tài chính nội bộ, phân bổ chi phí cho từng bộ phận trong công ty. Đảm bảo ngân sách của công ty được chi hợp lý, trong tầm kiểm soát tối ưu.
- Lựa chọn, quản lý các hoạt động đầu tư.
- Kiểm soát rủi ro, lên kế hoạch dự toán ngân sách, xây dựng các chiến lược và hỗ trợ giám đốc đưa ra quyết định tài chính.
- Giám sát nhân viên kế toán cấp dưới, quản lý các công việc kế toán.
Kế toán quản trị và kế toán tài chính
Kế toán quản trị và kế toán tài chính được sử dụng nhiều trong doanh nghiệp và đều là nhánh của kế toán. Dưới đây là điểm giống và khác nhau của hai ngành kế toán này:
Điểm giống nhau
- Đều là công cụ quản lý doanh nghiệp.
- Đều có mối quan hệ trách nhiệm với các Nhà quản lý.
- Có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin, đều xuất phát từ chứng từ gốc.
- Đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
- Doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn đều là những vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
Điểm khác biệt
Tiêu chí | Kế toán quản trị | Kế toán tài chính |
Mục đích | Phục vụ điều hành hoạt động sản xuất, quản trị doanh nghiệp | Phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính |
Đối tượng sử dụng thông tin | Các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp: Chủ sở hữu, Ban giám đốc, nhà quản lý,… | Đối tượng bên ngoài công ty: Cổ đông, người cho vay, khách hàng, cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính,… |
Nguyên tắc | Linh hoạt, nhanh chóng, phù hợp với từng quyết định của nhà quản trị | Phải tuân theo nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của pháp luật hiện hành về kế toán |
Tính pháp lý | Mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp | Phải tuân thủ quy định của pháp luật, có tính thống nhất thì mới được thừa nhận |
Đặc điểm của thông tin | Thể hiện ở cả hình thức hiện vật và giá trị.Chủ yếu dự báo cho tương laiPhục vụ cho việc quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn | Chủ yếu thể hiện dưới hình thức giá trị.Phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.Là các thông tin kế toán được thu thập từ chứng từ kế toán. |
Nguyên tắc cung cấp thông tin | Không bắt buộc, tùy thuộc vào quyết định của các nhà quản lý | Phải thống nhất theo nguyên tắc, chuẩn mực kế toán |
Phạm vi thông tin | Quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban), từng cá nhân có liên quan. | Quản lý trên quy mô toàn doanh nghiệp |
Báo cáo định kỳ | Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm | Hàng quý, hàng năm |
Hình thức báo cáo | Đi sâu vào chi tiết từng bộ phận, từng khâu công việc | Báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh |
Tính bắt buộc theo luật định | Không bắt buộc theo luật | Bắt buộc theo quy định của pháp luật |
Cũng như các ngành kế toán khác, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả các thông tin của kế toán quản trị là gì? là tiền đề để các nhà quản lý ra kế hoạch, quyết định và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Luật sư Nguyễn Nhật Hạ được biết đến là người sáng lập Công ty Luật TNHH Nhật Hạ, Luật sư Hạ được đánh giá cao ở khả năng giải quyết các vụ án, vụ việc phức tạp liên quan tới lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, chứng khoán.