Mẫu biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 mới nhất – download

Mẫu biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

Hội nhập, giao lưu quốc tế mang tới cho nước ta cơ hội buôn bán hàng hóa đến khắp các quốc gia trên thế giới, từ đó phát triển kinh tế xã hội. Cùng với xuất khẩu hàng hóa thì nước ta cũng phải nhập khẩu những mặt hàng mà nội địa không sản xuất được. Để đảm bảo cân đối thu – chi NSNN thì Nhà nước cần phải thu thuế nhập khẩu. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết đến bạn các vấn đề xoay quanh thuế nhập khẩu và mẫu biểu thuế xuất nhập khẩu 2022. Đừng bỏ lỡ nhé!

Thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu (TNK) là một trong những khoản thu của NSNN. Đây là loại thuế đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập khẩu vào nước sở tại trong khâu nhập khẩu. Mục đích của thuế nhập khẩu là bổ sung khoản thu cho NSNN và bảo hộ thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm sản xuất trong nước.

Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế nhập khẩu

Không phải tất cả các hàng hóa nhập khẩu đều chịu thuế nhập khẩu. Dưới đây là đối tượng chịu thuế và không chịu thuế theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

Đối tượng chịu thuế

Theo quy định tại Điều 2 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế nhập khẩu gồm:

  • Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác vào thị trường trong nước;
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Đối tượng không chịu thuế

Đối tượng không chịu TNK bao gồm:

  • Hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu hay hàng hóa trung chuyển;
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo;
  • Hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng ở khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

Mẫu biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 như thế nào?

Là biểu thuế nhưng thực ra file này lại thường được sử dụng để tra cứu mã HS trước và có mức thuế suất tham khảo, sau đó bạn nên lấy mã HS đó đối chiếu với biểu thuế trên website của Tổng cục hải quan để có mức thuế suất chính xác nhất (vì file biểu thuế excel có thể chưa cập nhật kịp các thay đổi về thuế)

Mẫu biểu thuế xuất nhập khẩu 2022
Mẫu biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 mới nhất – download

Các loại thuế nhập khẩu 

Thuế nhập khẩu gồm 3 loại chính đó là thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Cụ thể như sau:

Thuế nhập khẩu thông thường

Thuế suất TNK thông thường áp dụng chung cho các loại hàng hóa có nguồn gốc từ các quốc gia mà Việt Nam không tham gia hiệp định thương mại về ưu đãi thuế hoặc không có chính sách đối xử tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation).

Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường được quy định tại Quyết định 45/2017/QĐ-TTg. Theo đó, thuế suất TNK thông thường bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Nếu mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, thì Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào Điều 10 Luật xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định.

Thuế nhập khẩu ưu đãi

Theo điểm a, khoản 3, Điều 5 Luật xuất khẩu, luật nhập khẩu 2016: “Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam”

Biểu thuế suất NK ưu đãi được chính phủ căn cứ vào Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để ban hành.

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 “Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam”.

Quy định thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được quy định theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và các văn bản hướng dẫn như:

  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Nghị định 122/2016/NĐ-CP quy định về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối,…
  • Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa bổ sung nghị định 122/2016/NĐ-CP;
  • Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 134/2016/NĐ-CP;
  • Nghị định 167/2016/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế

Công thức tính thuế nhập khẩu

Có 3 cách tính thuế nhập khẩu bao gồm tính theo tỷ lệ phần trăm, tính thuế tuyệt đối và tính thuế hỗn hợp.

Cách tính NK theo tỷ lệ phần trăm

TNK = Số lượng hàng hóa nhập khẩu x Giá tính thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa x Thuế suất TNK

Cách tính thuế tuyệt đối

Thuế tuyệt đối được ấn định số thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa. Thuế nhập khẩu tính thuế tuyệt đối theo công thức sau:

TNK = Số lượng hàng hóa nhập khẩu x Giá trị TNK được hải quan ấn định trên 1 đơn vị hàng nhập khẩu 

Cách tính thuế hỗn hợp

TNK = TNK tính theo tỷ lệ phần trăm + TNK tính theo thuế tuyệt đối 

Hạch toán thuế nhập khẩu theo thông tư 200

Theo quy định mới nhất của Thông tư 200/2014/TT-BTC thì cách hạch toán thuế nhập khẩu được phân chia theo hàng hóa, tài sản. Cụ thể như sau:

Hạch toán TK khi nhập khẩu hàng hóa, tài sản cố định, vật tư

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, tài sản cố định thì kế toán phải hạch toán để phản ánh số TNK phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán hoặc đã thanh toán:

  • Nợ TK 152, 156, 11, 611
  • Có TK 3333
  • Có TK 111, 112, 331

Hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc sở hữu của đơn vị

  • Nợ TK 1388
  • Có TK 3333

Hạch toán TNK khi nộp TNK vào NSNN

  • Nợ TK 3333
  • Có TK 111, 112

Hạch toán TNK khi được hoàn hoặc giảm

TNK của vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng được hoàn, giảm:

  • Nợ TK 3333
  • Có TK 632
  • Có TK 152, 153, 156

TNK của tài sản cố định đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng được hoàn, giảm:

  • Nợ TK 3333
  • Có TK 211
  • Có TK 811

TNK không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, đã nộp ở khâu nhập khẩu và được hoàn khi hạch toán:

  • Nợ TK 3333
  • Có TK 1388

Doanh nghiệp nhận được tiền từ NSNN

  • Nợ TK 112
  • Có TK 3333

Hạch toán TNK khi ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

Doanh nghiệp nhận được thông báo nộp TNK từ bên nhận ủy thác:

  • Nợ TK 152, 156, 211, 611,… 
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Doanh nghiệp nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác:

  • Nợ TK 3333
  • Có TK 111, 112
  • Có TK 3388
  • Có TK 1388

Khi bên nhận ủy thác chỉ ghi nhận số tiền đã nộp TNK hộ bên giao ủy thác:

  • Nợ TK 1388
  • Nợ TK 3388
  • Có TK 111, 112.

Hy vọng bài viết về mẫu biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 trên đây sẽ mang đến thông tin bổ ích hỗ trợ bạn làm việc kế toán, thuế, hạch toán đơn giản hơn. Nếu bạn gặp phải khó khăn nào liên quan đến thuế, kế toán, pháp lý, hạch toán thì hãy liên hệ với luật và kế toán H&M để được tư vấn cụ thể hơn.

luatvaketoan.vn

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *