Hiện nay có ngày càng nhiều người có nhu cầu tra cứu BHXH (bảo hiểm xã hội) để biết chi tiết thông tin về thẻ bảo hiểm, quá trình đóng bảo hiểm,… Tra cứu bảo hiểm xã hội cũng là việc làm cần thiết của người lao động khi tham gia BHXH giúp phục vụ công việc cá nhân của họ. Bài viết dưới đây là hướng dẫn các cách tra cứu bhxh thất nghiệp nhanh chóng và đơn giản nhất.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? mối quan hệ với giá trị hàng hóa
- Bảo hiểm thất nghiệp là gì? tất tần tật về bảo hiểm xã hội năm 2022
Mục đích của việc tra cứu bhxh là gì?
Trong quá trình người lao động (NLĐ) làm việc sẽ không tránh khỏi những lúc ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, hết tuổi lao động, đối với lao động nữ thì còn có quá trình thai sản. Mọi hoạt động này dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới thời gian lao động và thu nhập của NLĐ. Do đó, bảo hiểm xã hội ra đời nhằm bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi ốm đa, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động,… theo quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy có nhiều NLĐ phải khai báo thông tin tham gia bảo hiểm xã hội như số thẻ, quá trình tham gia khi đi làm tại công ty mới, làm giấy tờ tủy thân, hồ sơ hưởng BHXH,… Thế nhưng không phải ai cũng mang theo sổ bảo hiểm theo mình hoặc nhớ được các thông tin về BHXH của mình. Ngoài ra, những người muốn tham gia BHXH lần đầu tiên cũng cần biết rõ đơn vị tham gia, điểm thu, đại lý thu,…Vì vậy việc biết cách tra cứu BHXH là rất cần thiết, giúp ích NLĐ nắm bắt thông tin, cung cấp thông tin nhanh và chính xác.
5 cách tra cứu bhxh thất nghiệp trong năm 2022
Có nhiều cách tra cứu bhxh thất nghiệp, tùy từng trường hợp mà NLĐ có thể sử dụng 5 cách tra cứu BHXH dưới đây:
Tra cứu BHXH qua cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thông qua cổng thông tin BHXH Việt Nam để tra cứu BHXH là là cách phổ biến được nhiều người dùng nhất. Với cách tra cứu này, bạn có thể tra cứu được tòn bộ thông tin về số thẻ BHXH, quá trình tham gia BHXH của mình, đồng thời có thể tra cứu cho người thân, bạn bè. Tra cứu BHXH thông qua trang thông tin BHXH Việt Nam sẽ hiển thị tấy cả các thông tin sau:
- Mã số BHXH.
- Thông tin hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP.
- Cơ quan bảo hiểm.
- Quá trình tham gia (thời gian đóng BHXH).
- Đơn vị tham gia.
- Điểm thu, đại lý thu.
- CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH.
- Bảo hiểm thất nghiệp.
Các bước tra cứu bhxh thất nghiệp qua cổng thông tin BHXH Việt Nam như sau:
Bước 1: Truy cập cổng thông tin BHXH Việt Nam
Nhập đầy đủ thông tin được yêu cầu gồm:
- Tỉnh/TP nơi đơn vị đóng BHXH.
- Cơ quan BHXH quản lý.
- Thời gian đóng BHXH từ tháng … đến tháng ….
- Số CMND/CCCd
- Họ tên người cần tra cứu
- Mã số BHXH
- Số điện thoại để nhận mã OTP: Số điện thoại mà bạn đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH.
Nhấn chọn CAPTCHA và nhấn lấy mã OTP.
Bước 2: Nhấn “Tra cứu” → Đợi kết quả trả về
Tra cứu BHXH qua ứng dụng VssID
VssID là ứng dụng chính thức của BHXH Việt Nam giúp người dùng tiếp cận thông tin, tra cứu thông tin BHXH thuận lợi và dễ dàng hơn. Cách tra cứu BHXH qua VssID như sau:
Bước 1: Tải ứng dụng VssID, cài đặt trên smartphone.
Bước 2: Đăng nhập bằng mã số BHXH
Bước 3: Tại màn hình chính bạn ấn vào biểu tượng 3 sọc ngang trên góc trái màn hình → Chọn “Quản lý cá nhân” → Chọn “Quá trình tham gia bảo hiểm” → Nhấn vào xem chi tiết.
Tra cứu BHXH qua sổ bảo hiểm xã hội
Sổ BHXH cấp cho NLĐ để theo dõi việc đóng bảo hiểm, hưởng các chế độ bảo hiểm và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các chế độ BHXH. Trường hợp NLD đã được cấp sổ BHXH thì bạn chỉ cần nhìn trên bìa sổ BHXH đã xem mã số BHXH của mình. Trường hợp bạn chưa được cấp sổ BHXH thì có thêm xem mã số BHXH qua thẻ bảo hiểm y tế.
Cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội thông qua thẻ bảo hiểm y tế
Nhiều người lao động không biết rằng mã số BHXH được dùng để làm mã số thẻ BHYT. Vậy nên NLĐ có thể tra cứu mã số BHXH bằng cách nhìn trên thẻ BHYT của mình.
Theo Khoản 4, Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH, “Mười ký tự cuối (ô thứ 4) là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT”.
Như vậy, nếu bạn chưa được cấp sổ BHXH thì có thể xem mã số BHXH bằng cách xem 10 ký tự cuối in trên mặt trước của thẻ BHYT.
Tra cứu BHXH bằng CMND/CCCD
Tương tự như cách tra cứu BHXH trên cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam đã nêu ở trên.
Tra cứu quá trình đóng BHXH
Để biết chính xác quá trình đóng BHXH (thời gian tham gia BHXH) phục vụ việc tính toán mức hưởng BHXH thì bạn thực hiện tra cứu quá trình tham gia. Có 3 cách để tra cứu thời gian tham gia BHXH là thông qua cổng thông tin BHXH điện tử và qua ứng dụng VssID.
Tra cứu qua cổng thông tin BHXH Việt Nam
- Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
- Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến” → nhấn chọn “Tra cứu quá trình tham gia BHXH”
- Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu → Chọn “Lấy mã tra cứu”.
- Bước 4: Nhận kết quả tra cứu.
Tra cứu qua ứng dụng VssID
- Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng VssID trên smartphone
- Bước 2: Nhập mã số BHXH để đăng nhập vào ứng dụng
- Bước 3: Chọn “Quá trình tham gia” tại mục Quản lý cá nhân
- Bước 3: Chọn “C14-TS” → Nhận kết quả tra cứu
Tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP
Trường hợp bạn không còn dùng số điện thoại đã đăng ký với cơ quan BHXH thì có thể dùng số điện thoại khác để tra cứu BHXH. Cách thực hiện:
- Tra cứu tổng thời gian:
Soạn tin nhắn theo cú pháp: BH QT {mã số bảo BHXH} gửi đến 8079
- Tra cứu theo khoảng thời gian:
Soạn tin nhắn theo cú pháp: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.
- Tra cứu khoảng thời gian theo năm:
Soạn tin nhắn theo cú pháp: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8079.
Như vậy, thông qua những cách tra cứu bhxh thất nghiệp mà chúng tôi đã hướng dẫn trên đây bạn đã có thể tự tra cứu mã số, quá trình tham gia BHXH của mình hoặc của người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Luật sư Nguyễn Nhật Hạ được biết đến là người sáng lập Công ty Luật TNHH Nhật Hạ, Luật sư Hạ được đánh giá cao ở khả năng giải quyết các vụ án, vụ việc phức tạp liên quan tới lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, chứng khoán.